English

Kinh nghiệm xin việc làm thêm cho các bạn du học sinh tại Nhật Bản

10/07/2019 | 746 lượt xem

Sau khi đã ổn định được cuộc sống và việc học tập, bạn hãy nghĩ đến việc tìm cho mình một công việc làm thêm phù hợp. Công việc làm thêm luôn mang lại những bài học quý giá mà du học sinh không thể nào học được từ môi trường ĐH. Nhiều du học sinh đồng tình quan điểm này. Nhưng làm sao chọn được việc làm phù hợp với bản thân để việc du học đạt được các mục tiêu đề ra? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn tìm được giải đáp.

Tư cách làm thêm

Để có tư cách được đi làm thêm, các bạn du học sinh Nhật Bản tại Nghệ An hãy đến Cục quản lý nhập cảnh ở khu vực nhận “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú”. Lưu ý rằng nếu bạn không nhận được giấy phép này sẽ không được làm thêm. Từ tháng 7 năm 2012 những người có visa du học có thể xin cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú”. Khi đi bạn nhớ mang theo Thẻ lưu trú để Cục kiểm tra. Việc hạn chế thời gian làm thêm của du học sinh cũng có sự khác nhau tùy từng loại visa.



Lưu ý :
Không phải cứ có tư cách đi làm thêm là bạn có thể làm được bất cứ công việc gì.

Trong số đa dạng các loại hình công việc của Nhật Bản, có loại công việc gọi là “công việc phong lưu”. Việc phong lưu ở Nhật Bản giống với làm nghề giải trí (chủ yếu ở các nơi như quán bar (host bar), câu lạc bộ (club)). Những người có visa du học nếu làm “việc phong lưu” và bị cảnh sát hoặc những người có liên quan đến Cục quản lý nhập cảnh bắt sẽ bị phạt tiền và gửi giấy báo về trường để nhà trường xử lý và bị cưỡng chế về nước. Vì vậy, tuyệt đối bạn không được làm thêm những công việc gọi là “việc phong lưu”. Những công việc giống như ví dụ ở trên đều nằm trong việc phong lưu. Rất mong bạn hãy tìm những công việc mà không liên quan đến việc phong lưu.

Danh sách những công việc làm thêm phổ biến ở Nhật Bản

1) Combini – Cửa hàng tiện lợi

Giống như thu ngân ở Việt Nam, công việc của các bạn du học sinh Nhật Bản tại Nghệ An sẽ là đứng tính tiền, bày sản phẩm, lau dọn cho cửa hàng sạch sẽ… Để làm được công việc này, bạn cần nắm rõ tiếng Nhật để chào khách và tính tiền cho chuẩn.

Đây là một công việc lương không cao ( thường là 780 yên/giờ).

2) Phát báo

Bạn sẽ phải làm việc từ 1 – 2h sáng tới tận 5-7h sáng vào moi ngày trong tuần. Đây là công việc lương khá cao, bạn có thể kiếm được từ 120.000 yên – 140.000 yên/tháng tuy nhiên là công việc rất vất vả.

3) Siêu thị

Tính tiền ở siêu thị hoặc chế biến ở bên trong (làm thịt, cá,…). Nếu làm chế biến thì không cần trình độ tiếng Nhật cao.

4) Lập trình

Đây là công việc lương khá cao từ 1.000 yên – 2.000 yên/giờ tuy nhiên công việc này yêu cầu bạn có khả năng lập trình và giao tiếp được bằng tiếng Nhật.

5) Rửa chén

Đây là việc lương thấp, cực,… nhưng lại không cần trình độ tiếng Nhật. Thích hợp cho bạn nào mới sang.

6) Phục vụ khách sạn

Nếu bạn sống ở vùng du lịch nghỉ dưỡng thì bạn có thể xin công việc làm phòng, phục vụ ăn uống,…

7) Nấu ăn

Ví dụ cửa hàng cơm hộp (bentou), quán mỳ raamen, quán ăn Nhật, các quán ăn bình dân như Yoshinoya, Matsuya,… Bạn không cần có nhiều kiến thức về nấu ăn nếu làm ở các quán được cung cấp nguyên liệu chế biến sẵn và có công thức nấu như Matsuya, quán cơm hộp Saboten,… Còn ở các quán khác thì thường sẽ có người chỉ cho bạn. Nếu bạn muốn học cách nấu ăn ví dụ như mỳ raamen thì công việc này khá có ý nghĩa.

Bạn cũng có thể làm công việc đón khách, tính tiền (cần tiếng Nhật đủ tốt) hoặc chế biến bên trong chẳng hạn.

Những cách giúp bạn kiếm được việc làm thêm:

Cách 1: Có người quen giới thiệu

Ví dụ có người quen đang làm trong một quán ăn và giới thiệu bạn vào đó làm, hoặc người đó không làm ở đó nữa và giới thiệu bạn vào thay. Đây là cách chắc ăn nhất vì chủ quán sẽ yên tâm tin tưởng do có sự giới thiệu. Nếu bạn có mối quan hệ rộng với nhiều người, bạn có thể nhờ bạn bè giới thiệu công việc cho bạn. Đây là cách nhiều du học sinh vẫn làm.

Cách 2: Tìm quanh khu phố bạn sống, tốt nhất là ở các nhà ga lớn gần chỗ bạn sống.

Ở các nhà ga tàu điện lớn bao giờ cũng tập trung siêu thị, cửa hàng ăn uống, cửa hàng tiện lợi (kombini),… Khi cần tuyển người làm thêm, các cửa hàng sẽ dán thông báo アルバイト募集arubaito boshuu (arubaito mộ tập) ở trước cửa. Bạn hãy gọi điện thoại hỏi.

Cách 3: Thông qua các tờ báo giới thiệu việc làm miễn phí.

Các báo này thường gọi là フリーペーパー(free paper, báo miễn phí) phát ở các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng tiện lợi 24 giờ (combini),… gần nơi bạn sống. Thường báo phát hành vào thứ 2 hoặc thứ 5, bạn nên lấy báo ngay sau khi phát hành và gọi điện ngay, vì cần có tính cạnh tranh về thời gian. Các cửa hàng, hàng quán thường là cần người ngay. Báo miễn phí sẽ có các chữ như 無料(muryou, vô liệu = miễn phí), ¥0 (0 yên), FREE (miễn phí)….

Cách 4: Thông qua các trang web giới thiệu việc làm thêm.

Ví dụ:

http://www.baitoru.com/
http://townwork.net

Bạn có thể tìm ở khu vực ga tàu điện mà bạn muốn. Các công việc bao giờ cũng được sắp xếp theo khu vực và chủng loại công việc nên có thể dễ dàng tìm kiếm.

Cách 5: Thông qua trường bạn học giới thiệu.

Thường là các công việc như lập trình (nếu bạn học đại học về công nghệ thông tin), gia sư,… Thường các trường có kênh giới thiệu việc cho du học sinh, bạn có thể thỉnh thoảng ghé qua đó xem có công việc nào phù hợp không.

Cách 6 : Thông qua Facebook.

Bạn tham gia một trang Page nào đó liên quan tới Du Học Sinh và thường thấy một số bạn chạy sô hay đăng tin môi giới việc làm thêm cho bạn, và bạn phải trả một mức phí gọi là phí môi giới vì họ đã mất công sức giúp bạn tìm ra công việc đó và giới thiệu cho bạn vào làm.

Thường thì những bạn này có thể giao dịch được nhưng có thể bạn sẽ được trả lương thấp hơn so với thông tin tuyển dụng của người chủ vì bạn hoàn toàn không thành thạo tiếng nên giao dịch chỉ diễn ra giữa người môi giới và người chủ thuê bạn. Cách này thì giúp cho các bạn nào chưa tự tin về tiếng của mình có thể dễ dàng tìm kiếm được việc làm thêm để duy trì sự sống nhưng lưu ý là bạn phải được nhận vào làm rồi sau đó mới đưa huê hồng cho họ nếu không nguy cơ có thể bạn sẽ bị lừa.

Lộ trình xin việc làm thêm

Nếu bạn cảm thấy đủ tự tin để có thể tự xin việc mà không cần qua bất kỳ Công ty môi giới nào thì những gì bạn làm bây giờ là phải biết tuân thủ Lộ trình Xin Việc sau :

Gọi điện thoại → Nộp Hồ Sơ Trực Tiếp + Phỏng Vấn Trực Tiếp → Về Nhà Chờ Kết Quả (nếu chờ lâu mà không thấy họ gọi điện thoại lại cho bạn thì bạn cũng đừng nên trông chờ nữa, hãy tìm nơi tuyển dụng khác)

Ở Việt Nam có nhiều trường hợp bạn có thể xem quảng cáo tìm người làm thêm dán ở trước cửa hàng và tìm đến phỏng vấn xin việc. Nhưng ở Nhật Bản, nếu bạn không gọi điện trước mà đột nhiên vào cửa để xin việc, bạn sẽ bị từ chối. Vì vậy, tốt nhất bạn nên gọi điện tìm hiểu từ trước. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu thông tin tuyển dụng qua các kênh như from A, Domo, Town Work v.v

Nếu tìm được công việc làm thêm phù hợp bạn hãy mạnh dạn xin hỗ trợ. Trước khi gọi điện thoại bạn hãy chuẩn bị giấy ghi lại, và bạn phải bình tĩnh và giữ thái độ lịch sự khi đề nghị hỗ trợ.

Gọi điện thoại hỏi về công việc làm thêm

Bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thức gọi điện thoại để trao đổi xin làm thêm. Các bạn hãy học theo và nhớ những lời thoại này nhé!

店員(người nhận điện thoại):お電話、ありがとうございます。(Xin chào) 。
Trong (du học sinh):そちらの求人情報を拝見して、電話をさせていただきました。(Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của công ty nên gọi điện thoại đến để trao đổi về việc này) 。Trong と申します。(Tôi là Trong)。アルバイト担当の方、いらっしゃいますでしょうか。(Xin hỏi có người phụ trách ở đó không ạ) 。
♣ 店員(người nhận điện thoại):少々お待ちください。(Bạn đợi chút nhé) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):お電話、変わりまりた。(Tôi là người phụ trách tuyển dụng) 。山崎です(Tôi là Yamazaki) 。
♣ Trong (du học sinh): そちらの求人情報を拝見して、電話をさせていただきました。(Tôi đã xem thông tin tuyển dụng của công ty nên gọi điện thoại đến để trao đổi về việc này) 。Trongと申します。(Tôi tên là Trong) 。ホールスタッフに応募したいですが。(Tôi muốn được xin việc vào vị trí nhân viên sảnh) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):そうですか。(Vậy à?) 。Trongさんはどちらの方ですか。(Anh Trong là người ở đâu ?) 。
♣ Trong (du học sinh):ベトナム人です。(Tôi là người Việt Nam) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):そうですか。(Vậy à?) 。まず、面接はこちらまで来ていただけますか。(Trước hết bạn có thể đến đây để phỏng vấn được không?) 。ご都合の良い日があれば、教えてください。(Bạn hãy nói cho tôi biết bạn có thể đến đây vào khi nào?) 。
♣ Trong (du học sinh):平日の午前は学校の授業がありますので、午後であれば、いつでも大丈夫です。(Buổi sáng hàng ngày tôi phải đi học, tôi có thể tham gia phỏng vấn vào bất cứ giờ nào trong buổi chiều ạ) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):そうしましたら、明日の午後4時はいかがでしょうか。(Nếu vậy 4 giờ chiều ngày mai bạn tới có được không?) 。
♣ Trong (du học sinh):かしこまりました。Vâng 。その際に、何か必要なものがあれば、お持ちします。(Không biết tôi phải chuẩn bị những gì khi đến phỏng vấn ạ) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):履歴書とパスポートを持って来てください。(Bạn hãy mang theo hồ sơ và hộ chiếu) 。
♣ Trong (du học sinh):かしこまりました。(Vâng ạ) 。では、明日午後4時にお伺い致します。(Hẹn gặp lại vào 4 giờ chiều ngày mai ạ) 。
♣ 採用担当者(người phụ trách tuyển dụng):はい。(Được) 。お待ちしております。(Tôi sẽ đợi) 。
♣ Trong (du học sinh): よろしくお願いいたします。(Rất mong ông giúp đỡ) 。失礼致します。(Xin cảm ơn) 。

Viết sơ yếu lý lịch để xin việc làm thêm

Bây giờ những gì bạn cần làm đó là hoàn thiện bộ hồ sơ xin vệc để nộp cho nhà tuyển dụng vào 4 giờ chiều ngày mai. Nên sau đây mình xin hướng dẫn bạn cách viết một Sơ Yếu Lý Lịch để xin việc làm thêm nhé!

1. Trường hợp gửi trực tiếp, sẽ tính ngày bắt đầu gửi là ngày nộp. Trường hợp gửi qua hòm thư sẽ tính là ngày bỏ vào hòm thư.

2. Gửi ảnh được chụp với trang phục quy định, đầu tóc gọn gàng, trang nghiêm và chụp trong vòng 3 tháng trở lại đây. Đằng sau tấm ảnh phải ghi tên họ.

3. Bạn đừng quên ghi địa chỉ nơi ở hiện nay nhé. Sau khi ghi địa chỉ của mình bằng chữ Hán, bạn sẽ phải viết phiên âm tên địa chỉ đó lên trên. Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “ひらがな” thì bạn phải viết phiên âm là bằng chữ Hiragana. Nếu mẫu sơ yếu lý lịch họ đề là “カタカナ” thì bạn phải viết phiên âm là bằng chữ Katakana.

4. Học lực・Kinh nghiệm làm việc (学歴・職歴)Ở dòng đầu tiên ghi “学歴” (học lực), ghi tên chính thức của trường học Phổ thông trung học đến Đại học và phải ghi cả khoa, chuyên ngành. Nếu bạn đang học hãy viết là “在学中” (đang học). Thời gian có thể viết theo lịch của Nhật Bản hoặc lịch Phương Tây nhưng phải viết đúng ngày tháng ở mục ➊ và ngày tháng năm sinh.

Kinh nghiệm làm việc được ghi vào cột học lực và viết là ‘職歴’ (kinh nghiệm làm việc). Sau đó ghi tên công việc đã làm ở công ty cũ và chức vụ đã từng đảm nhiệm. Nếu đã từng làm thêm công việc nào đó trong thời gian dài hãy ghi đầy đủ chi tiết, vì điều đó sẽ giúp bạn có thêm sự tin tưởng của người tuyển dụng.

5. Hãy ghi tên bằng cấp, giấy chứng nhận (免許・資格) đã được cấp. Hãy ghi cả những kỹ năng đang theo học để phục vụ công việc nếu có.

6. Bạn hãy ghi cụ thể lý do vì sao bạn thấy công việc đó phù hợp với bản thân, PR bản thân, và bày tỏ bạn có thể và mong muốn cống hiến như thế nào cho công ty. Điều đó có tác dụng nhấn mạnh quyết tâm và nhiệt tình của mình với công ty.

7. Chỉ nên ghi tối thiểu mong ước của bản thân. Nếu không có mong muốn đặc biệt hãy viết: “Làm theo quy định của công ty”.

– Trường hợp có phần “số điện thoại liên lạc của người bảo hộ”, hãy ghi số điện thoại của người thân quen lớn tuổi hiện đang sống ở Nhật Bản như giáo viên trong trường học.

– Cuối cùng hãy kiểm tra xem có nội dung nào, chữ nào bị bỏ sót hoặc có viết sai hay không.

– Trang phục gọn gàng, sáng sủa là điều rất quan trọng để tạo ấn tượng đẹp cho người tuyển dụng.

Nếu giọng nói nhỏ, yếu ớt có thể là điểm bất lợi cho bạn. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu trước về cửa hàng đó. Bạn cũng đừng quên phép lịch sự tối thiểu, đó là đến trước thời gian phỏng vấn 5 phút.

Với những kinh nghiệm đã chia sẻ trên. Chúc các bạn tìm được công việc yêu thích, thành công và gặp nhiều may mắn nhé!

Nguồn: Internet

Bình luận Facebook

Tin cùng chuyên mục

Tuyển Sinh Du học điều dưỡng Nhật Bản kỳ tháng 4/2021
Du học điều dưỡng Nhật Bản hiện nay trở thành từ khóa HOT trong lĩnh vực Du học Nhật Bản, và ngành điều dưỡng tại Nhật cũng là ngành đang được săn đón nhiều nhất khi lựa chọn 1 ngành học cho bản thân. Vì sao lại như vậy? Các thông tin thực hư xoay quanh vấn đề du học điều dưỡng Nhật Bản là như thế nào? Cùng Kaizenvn tìm hiểu nhé!
Du học Nhật Bản và cách vén màn định cư ít ai biết
Trong những năm gần đây, tình hình du học sinh định cư tại Nhật Bản như nào? Có nên định cư tại Nhật sau khi học tập xong không? Đây chính là thắc mắc của nhiều bạn du học sinh hiện đang học tập tại Nhật Bản. Là một trong những quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên, việc định cư tại Nhật Bản sau khi du học xong vẫn có những ưu điểm và hạn chế. Cùng Kaizen tìm hiểu nhé!
Sang Nhật du học nên ở ký túc xá hay thuê trọ bên ngoài?
Nhiều bạn sang Nhật du học chọn ở trong ký túc xá của trường cho tiết kiệm chi phí, nhưng cũng có nhiều bạn muốn thuê nhà bên ngoài để tiện sinh hoạt. Mỗi lựa chọn đều có những điểm tích cực và tiêu cực khác nhau. Vậy nên chọn ở ký túc xá hay thuê ngoài? Câu trả lời sẽ có tại bài viết dưới đây.
KAIZEN INTERNATIONAL JOINT STOCK COMPANY
Add: No 18, Nguyen Thi Dinh Street, Quang Trung Ward, Vinh City, Nghe An Province
Hotline: 0979.160.999 - CRM: 0982.943.666
Email: kaizen.vh@gmail.com - Website: http://kaizenvn.net

HA NOI BRANCH
Address: No A17N4 - Phu My - My Dinh - Nam Tu Liem  district- Ha Noi City
THANH CHUONG OFFICE
Address: No 01 - Đang Thuc Hua - Thanh Chuong Town - Nghe An Province
HA TINH OFFICE
Address: The intersecton Thach Chau Town - Loc Ha district - Ha Tinh Province