Để giúp người lao động có cái nhìn tổng quan hơn chúng tôi đã tổng hợp lại một cách chi tiết nhất về quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mới nhất hiện nay. Hi vọng bài viết này sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho các bạn.
Đối tượng tham gia xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Đắk Lắk
- Nam, nữ trong độ tuổi từ 19 – 30 (Một số đơn hàng lấy tuyển dụng đến 35 tuổi )
- Tốt nghiệp tối thiểu cấp 2 trở lên
- Nam cao 165 cm trở lên, Nữ cao 155 cm trở lên
- Có kinh nghiệm làm việc thực tiễn là một lợi thế
- Chưa từng xin visa đi Nhật
Dưới đây là quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động chi tiết nhất để các bạn hiểu rõ hơn những việc mình sẽ phải làm từ khi đăng ký tham gia cho đến lúc xuất cảnh và về nước.
1. Sàng lọc, sơ tuyển ứng viên
Người lao động sẽ phải khám sức khỏe tại bệnh viện chỉ định, nếu không mắc một trong những loại bệnh được đề cập trong bài viết này thì sẽ tiến hành làm hồ sơ ứng tuyển các đơn hàng tuyển dụng.
Các doanh nghiệp Nhật Bản thường tuyển dụng lao động theo các tiêu chí như: ngoại hình, thể lực, bằng cấp, độ tuổi, ý thức kỷ luật... Ngoài ra còn đòi hỏi về trình độ tay nghề đối với một số ngành nghề như: Dệt may, cơ khí, xây dựng...
2. Đào tạo trước thi tuyển
Khi đã vượt qua vòng sơ tuyển, người lao động sẽ được đào tạo và học các khóa học định hướng nhằm nâng cao kiến thức phù hợp với yêu cầu về trình độ tay nghề của nhà tuyển dụng trước khi tham gia thi tuyển.
Do văn hóa cũng như môi trường làm việc tại Nhật có sự khác biệt rất lớn so với Việt Nam nên đào tạo định hướng lao động làm việc tại Nhật Bản sẽ là quy trình bắt buộc khi công ty phái cử phải tổ chức cho người lao động tham gia.
3. Thi tuyển chính thức
Hầu hết các doanh nghiệp Nhật đều sẽ cử trực tiếp cán bộ sang Việt Nam để tuyển chọn lao động, ngay cả việc họ chỉ tuyển 1-2 thực tập sinh, điều đó cho thấy họ luôn đánh giá cao năng lực, chất lượng nguồn lao động cần tuyển.
Các ứng viên sẽ tham gia thi tuyển trình độ tay nghề, phỏng vấn, thi thể lực, các bài test IQ, thi kỹ năng...
4. Đào tạo chuyên sâu
Đào tạo chuyên sâu, nâng cao tay nghề tại trung tâm đào tạo của công ty.
Khi người lao động đã trúng tuyển sẽ được đào tạo nâng cao về trình độ tiếng Nhật, năng lực nghề nghiệp để đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu của doanh nghiệp Nhật sau khi xuất cảnh. Thời gian đào tạo trung binh từ 3-5 tháng kể từ thời điểm có thông báo trúng tuyển.
5. Xin visa/thị thực Nhật Bản
Vấn đề này sẽ được công ty tiếp nhận kết hợp với doanh nghiệp phái cử thực tập sinh hỗ trợ, nên người lao động không cần phải lo lắng. Visa và thị thực sẽ được làm trong thời gian thực tập sinh được đào tạo nâng cao.
6. Đặt vé và xuất cảnh
Chủ sử dụng lao động tại Nhật Bản sẽ chuyển các loại giấy tờ cần thiết để sắp xếp thời gian xuất cảnh, khi tiếp nhận thì doanh nghiệp xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Nghệ An sẽ hoàn tất các thủ tục xuất cảnh cho thực tập sinh.
7. Đào tạo thực tập sinh kỹ năng sau khi nhập cảnh Nhật Bản
Trong tháng đầu tiên người lao động sẽ được nghiệp đoàn cử cán bộ phụ trách hướng dẫn giúp thích nghi với môi trường làm việc, điều kiện sinh hoạt và đi lại ở Nhật Bản.
Phía xí nghiệp Nhật Bản họ cũng sẽ đào tạo để giúp người lao động nắm bắt được công việc, tiếp cận máy móc, trang thiết bị, an toàn lao động...
8. Trở về Việt Nam khi hết hạn hợp đồng
Khi hết hạn hợp đồng lao động, thực tập sinh đến trực tiếp công ty phái cử để làm thủ tục thanh lý hợp đồng tại doanh nghiệp xuất khẩu lao động để nhận lại toàn bộ chi phí và hồ sơ đặt cọc (nếu có).
Trên đây là toàn bộ quy trình, thủ tục đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại Đắk Lắk.
Chúc các bạn thành công!
Nguồn: Internet