Khi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản việc thay đổi môi trường sống, tập làm quen với khí hậu khắc nghiệt tại đây thì việc bị bệnh là điều khó tránh khỏi đối với người lao động. Làm gì khi bị bệnh tại Nhật? Quy trình thủ tục khám chữa bệnh tại đây như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.
1. Khi khám bệnh ở Nhật cần chuẩn bị những gì?
– Thực tập sinh Nhật Bản tại Đắk Lắk cần ghi nhớ số điện thoại cấp cứu 119 để gọi trong trường hợp khẩn cấp.
– Ngoài ra, các bạn cũng cần mang theo các giấy tờ như:
Thẻ bảo hiểm y tế (nếu xuất trình sẽ được giảm 70% chi phí điều trị và khám bệnh, cũng như mua thuốc theo đơn).
Thẻ khám bệnh do bệnh viện cấp 受診登録カード/診察券/診察カード.v.. (dành cho người đã từng khám tại bệnh viện).
– Chuẩn bị vốn từ vựng cần thiết để diễn tả triệu chứng bệnh mà mình gặp phải cho bác sĩ biết, cũng như tên các khoa mà mình muốn thăm khám.
– Chuẩn bị tiền mặt.
– Nên có bạn bè hoặc người thân đi cùng trong trường hợp bênh nặng.
2. Quy trình đăng ký và thăm khám bệnh ở Nhật
Để biết khám chữa bệnh như thế nào trước hết vào bộ phận tiếp tân hỏi
Khi vào bệnh viện tại Nhật việc đầu tiên thực tập sinh Nhật Bản tại Đắk Lắk cần làm là hãy tìm đến quầy tiếp tân (総合受付 để làm thủ tục đăng ký.
Nếu là lần khám đầu tiên: bạn sẽ được yêu cầu điền vào mẫu đơn đăng ký lần đầu khám bệnh. Nội dung điền bao gồm tên họ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại v..v.. Đồng thời sẽ bệnh viện sẽ yêu cầu bạn đóng tiền lệ phí, sau đó bạn sẽ nhận được một tấm thẻ do bệnh viện xuất. Tấm thẻ này sẽ lưu trữ các thông tin cũng như bênh sử của bạn.
Trường hợp tái khám: bước đăng ký lần đầu khám cũng như việc đóng lệ phí nêu trên sẽ được lược bỏ.
Ngoài ra, bạn sẽ được yêu cầu viết vào một mẫu đơn nêu cụ thể tình hình sức khỏe, bệnh của bạn. ví dụ :độ tuổi, chiều cao, cân nặng, nhóm máu, triệu chứng bệnh là gì, đau ở đâu, tình trạng kéo dài bao lâu rồi, v..v..
Sau khi điền đầy đủ những giấy tờ cần thiết, bạn quay trở lại quầy tiếp tân để nộp. Lúc này họ sẽ yêu cầu xuất trình Thẻ bảo hiểm y tế, cũng như thẻ của bệnh viện đã cấp cho bạn
Nhân viên y tế sẽ đưa cho bạn một sổ hồ sơ sau đó hướng dẫn bạn đường đi đến khoa cần khám, và yêu cầu bạn nộp sổ hồ sơ đó vào quầy tiếp tân của khoa để lấy số thứ tự khám bệnh.
3. Quy trình thanh toán viện phí và mua thuốc
Sau khi đã khám bệnh, bạn sẽ thanh toán chi phí khám bệnh tại quầy thu ngân. Thuốc sẽ được bán ở các cửa hiệu nằm trong khuôn viên bệnh viện hoặc khu vực lân cận gần bệnh viện. Khi mua thuốc, bạn sẽ nộp cho dược sĩ đơn do bác sĩ kê và xuất trình thẻ bảo hiểm.
Lưu ý:
Đơn thuốc chỉ có giá trị sử dụng một lần và chỉ có hiệu lực trong vòng 1 tuần. Đối với các đơn thuốc được cấp quá một tuần nhà thuốc sẽ không tiếp nhận và không bán thuốc.
Bản gốc (dùng để mua thuốc) sẽ không được hiệu thuốc trả lại. Dược sĩ chỉ trao cho bạn thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cũng như các công dụng và tác dụng của nó đối với tình trạng bệnh của bạn.
Thực tập sinh Nhật Bản tại Đắk Lắk nên lưu lại đơn thuốc để tiện cho việc theo dõi bệnh tật và dùng cho việc tái khám hoặc khám tại chỗ khác. Sau khi khỏi bệnh vẫn nên kiểm tra một lần nữa để đảm bảo chắc chắn.
Nguồn: Internet