Pháp luật Malaysia quy định thời gian nghỉ, ngày nghỉ tại Malaysia (các ngày nghỉ tuần, nghỉ thường niên, nghỉ ốm, nghỉ lễ) được áp dụng thống nhất cho người bản địa và người nước ngoài tham gia xuất khẩu lao động Malaysia.
Ngày nghỉ
Tất cả người đi xuất khẩu lao động Malaysia tại Nghệ An được nghỉ một ngày trong tuần, ngày đó do chủ sử dụng lao động quy định. Ở những nơi người lao động được nghỉ hơn một ngày trong một tuần thì từ ngày nghỉ thứ hai trở đi sẽ được coi là ngày nghỉ vì tính chất công việc.
Chủ sử dụng thông báo cho người lao động vào đầu mỗi tháng về ngày nghỉ tuần. Tuy nhiên, nếu chọn một ngày nghỉ nhất định hàng tuần cho người lao động thì chỉ cần dán thông báo tại nơi làm việc.
Đối với người lao động làm việc tăng ca, một ngày nghỉ là 30 tiếng liên tục.
Ảnh minh họa
Nghỉ phép thường niên
Tùy theo thâm niên làm việc, người đi xuất khẩu lao động Malaysia tại Nghệ An được quyền nghỉ số ngày phép tối thiểu vẫn hưởng lương như sau:
- Nếu làm việc dưới 2 năm: được quyền nghỉ phép 8 ngày / năm
- Nếu làm việc trên 2 năm nhưng chưa đủ 5 năm: được quyền nghỉ phép 12 ngày / năm
- Nếu làm việc trên 5 năm: được quyền nghỉ phép 16 ngày / năm
Nếu người lao động tự ý nghỉ việc quá 10% số ngày làm việc trong 12 tháng liên tục mà không được sự đồng ý của chủ sử dụng lao động hoặc không có lý do chính đáng thì không có quyền nghỉ phép thường niên của giai đoạn 12 tháng đó.
Số ngày nghỉ phép của năm nào phải được sử dụng trong năm đó. Nếu hết năm, người lao động không dùng hết ngày nghỉ thì mất quyền nghỉ các ngày phép còn lại. Nếu theo yêu cầu của chủ sử dụng lao động, người lao động đồng ý bằng văn bản đi làm tất cả các ngày nghỉ phép thì người lao động sẽ được trả thêm lương cho những ngày làm việc đó.
Nghỉ ốm
Người lao động có quyền nghỉ ốm tối thiểu như sau:
- 14 ngày/ năm nếu thời gian làm việc dưới 2 năm
- 18 ngày/ năm nếu thời gian làm việc từ 2 năm đến dưới 5 năm
- 22 ngày/ năm nếu thời gian làm việc trên 5 năm
Ngày nghỉ ốm bao gồm cả ngày đi khám nha sỹ. Người lao động có quyền nghỉ ốm nằm viện tổng cộng không quá 60 ngày.
Nếu người lao động nghỉ ốm mà không lấy chứng nhận của bệnh viện hay phòng khám do chủ sử dụng chỉ định, hoặc có giấy chứng nhận đó nhưng không thông báo cho người sử dụng lao động trong vòng 48 tiếng (tính từ thời điểm bắt đầu nghỉ ốm) thì sẽ bị coi là nghỉ không xin phép hoặc không có lý do chính đáng. Trong trường hợp đó chủ sử dụng có thể thực hiện các hình thức kỷ luật tướng ứng đối với người lao động.
Người lao động không được nhận trợ cấp nghỉ ốm trong thời gian sau:
- Nhận tiền đến bù mất khả năng lao động quy định trong luật bồi thường tai nạn lao động
- Nhận bất cứ khoản bồi thường định kỳ nào cho việc mất khả năng lao động tạm thời được quy định trong luật An sinh xã hội.
Nghỉ lễ
Malaysia là quốc gia có nhiều sắc tộc và theo nhiều tôn giáo khác nhau vì vậy cũng có nhiều ngày nghỉ lễ, nhưng chủ yếu có 3 mùa lễ lớn là:
- Tết Âm lịch của người gốc Trung Quốc
- Tết Hari-Raya của người Malaysia theo đạo Hồi
- Tết Deepavali của người gốc Ấn Độ
Thông thường trong 1 năm, Malaysia cho phép nghỉ 12 ngày lễ chính:
- Tết Dương lịch vào ngày mồng 1 tháng 1 hàng năm
- Ngày Awal Muharam/ Maal Hijrah của người đạo Hồi (thường vào tháng 1)
- Tết Nguyên Đán của người gốc Hoa (ngày 1,2 tháng 1 âm lịch)
- Ngày sinh của nhà tiên tri Mohamad của đạo Hồi (cuối tháng 3)
- Ngày quốc tế lao động mồng 1 tháng 5
- Ngày độc lập Malaysia 31 tháng 8
- Tết Hari-Raya sau khi kết thúc tháng Ramadan (2 ngày mồng 1, 2 lịch đạo Hồi)
- Tết Deepavali của người gốc Ấn Độ (thường vào giữa tháng 10 hoặc 11)
- Nghỉ lễ Giáng sinh 25/12
Nếu có một ngày nghỉ lễ rơi vào ngày chủ nhật thì người đi xuất khẩu lao động Malaysia tại Nghệ An sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc tiếp theo và ngày đó được coi là ngày nghỉ lễ.
Nếu người lao động vắng mặt ngày làm việc trước ngày nghỉ lễ mà không được đồng ý của người sử dụng lao động thì không được trả lương cho ngày nghỉ lễ đó trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Nguồn: Internet